Những loài hoa đẹp nhưng có độc tố nguy hiểm

Ngoài các loại hoa quen thuộc không thể thiếu mỗi khi xuân về như mai, đào thì cũng còn nhiều hoa Tết tuy đẹp nhưng tiềm ẩn nhiều độc tố gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, khó thở, mất cân bằng…

Hoa tuy lip

Ảnh: Balsam Hill
Tuy lip là một loài hoa mang độc tính cao nên cần đề phòng nếu cho trẻ nhỏ cầm hoặc chơi với loài hoa này, nhất là củ của cây. Tuy hoa tuy lip rất đẹp nhưng củ cây của hoa tuy lip có chất tulipene. Khi ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Nếu có người bị dính phải chất độc của cây, cần gọi cho cơ sở y tế gần đó nhất để xử lý và nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến nơi được chữa trị.

Hoa đỗ quyên

Ảnh: Vietnammoi
Loại hoa này được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Độc tố trong cánh hoa đỗ quyên gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Do đó, không nên tiếp xúc với hoa. Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, xây xẩm do chóng mặt. 100 – 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg. Nếu bị ngộ độc bởi loài hoa này cần tránh xa nơi có hoa, đưa đến một nơi thoáng mát và gọi cơ sở y tế kịp thời cứu chữa.

Hoa thiên điểu

Ảnh: PxHere
Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, đây là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn.

Hoa loa kèn

Ảnh: Mori go Beyond
Hoa loa kèn có tên khoa học là Angel’s trumpet và là loại hoa cực độc. Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

Hoa rum

Ảnh: Baomoi
Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.

Hoa trúc đào

Ảnh: Stillpoint Aromatics
Là loài hoa có độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Chất độc này có mặt trong cây, lá, hoa, trái, hạt trúc đào. Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn phải 10 – 15 với biểu hiện buồn nôn ói dữ dội, lơ mơ, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể trụy tim mạch, không đo được huyết áp dẫn tới tử vong. Ở nhiều nơi, cành lá và hạt trúc đào được giã nát để làm thuốc trừ sâu bệnh rất hiệu quả.

Hoa ngoắt nghẻo

Ảnh: Intermountain Biota
Hoa ngoắt nghẻo có tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Hoa chùm pháo (mao địa hoàng)

Ảnh: Mummut
Đây là một loài hoa đẹp với những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Nhưng nếu ăn tươi, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội.
Thế đấy, ngày Tết, ngoài việc phải thật chú ý an toàn về sức khỏe, vệ sinh thực phẩm thì chúng ta cũng cần cảnh giác với những loài hoa đẹp dịp Tết như trên nhé! Những loại hoa rất quen thuộc với nhiềungười, màu sắc và hình dáng rất đẹp tưởng như vô hại, chỉ để làm cảnh, tuy nhiên chúng lại chứa độc tính nguy hiểm có thể gây hậu quả nặng nề đấy. Bạn còn biết đến loại hoa có độc tố nguy hiểm nào khác thì hãy chia sẻ để mọi người cùng lưu ý nhé!

Nguồn: Thethaovanhoa

 

quantriquantri

Bình luận

Tạo bài viết