Vị trí thứ 4: Lhasa, Tibet, China (29°41’52.3″N 91°09’18.6″E)
Vị trí thứ 4 cũng là về nhà kính, nhưng ở Tây Tạng. Dùng Google Earth và đi tới bất kỳ thị trấn nào ở Tây Tạng. Bạn cũng luôn thấy nhà kính.
Chính phủ TQ cũng đã ép buộc người dân xây dựng rất nhiều nhà kính trên cao nguyên Tây Tạng. Người dân Tây Tạng bây giờ không còn thời gian đi chùa thờ cúng nữa, bây giờ họ phải làm việc trong các nhà kính để trồng cà chua. Đức Dailai Lama hẳn không thích điều này.
Hậu quả là, giá rau quả trung bình ở Tây Tạng đã sụt giảm 90% trong thập niên qua và người ta không còn phải nhập khẩu rau quả từ các nơi khác đến nữa.
Trong lịch sử, hầu hết người Tây Tạng chỉ ăn thịt bò, sữa, pho mai và bánh mỳ. Họ không thể nào gieo trồng được gì do khí hậu khắc nghiệt. Chỉ có các giáo chức mới có quyền được ăn rau. Đây chính là bằng chứng cho thấy chính phủ TQ đã phá hoại văn hóa Tây Tạng và bắt tất cả phải ăn rau.
Vị trí 5: Tân Cương 43°43’51.2″N 80°35’21.5″E
Kokdala là 1 thành phố phía bắc Tân Cương, giáp biên giới Kazakhstan về phía Tây. Đây là hình ảnh vệ tinh của vùng biên giới giữa TQ và Kazakhstan.
Bạn có thể thấy rõ ràng có nhiều cánh đồng xanh hơn ở bên phía TQ. Bên phía Kazakhstan chỉ là đất hoang
Thật ra, đất ở đó đều là đất phèn (acid) và có rất ít nước để có thể gieo trồng. Bạn chỉ có thể có nước khi băng tan từ các ngọn núi xung quanh. Đối với người dân Kazakhstan, trồng trọt trên mảnh đất này là quá đắt, và sau đó họ không có thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy người Kazaks bên Kazakhstan đã quyết định bỏ hoang không trồng trọt gì cả.
Bên phía TQ, tất cả diện tích đất hoang trên được canh tác bởi đơn vị đặc biệt của chính phủ: XPCC (Xinjiang Production and Construction Corps)
Đây là 1 DN nhà nước có nguồn gốc quân đội. XPCC đã tuyển mộ 2.6 triệu lao động và nông dân bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, vận hành như 1 tổ chức khổng lồ. Do có quy mô lớn, chi phí vận hành đã giảm và có đầu ra sản phẩm trực tiếp vào thị trường nội địa TQ.
Trong 3 thập kỷ vừa qua, hàng năm XPCC đã gửi các chuyên gia nông nghiệp sang Israel để học tập các công nghệ nông nghiệp tiên tiến trên cùng khí hậu sa mạc tương tự. Các sinh viên TQ sau đó quay trở lại và canh tác vùng đất trên với các công nghệ tiên tiến nhất như tưới nhỏ giọt v.v… Một khi các công nghệ mới đã chứng minh hiệu quả, họ lại bán lại các mảnh ruộng đó cho các hộ gia đình Ngô Nhĩ, Hán và Kazak địa phương hoặc thuê họ làm việc trực tiếp trong tổ chức hợp tác xã.
Một vài người Ngô Nhĩ, Kazak sau đó được đưa vào các “trại huấn luyện”, ở đó họ bị buộc học tiếng Quan Thoại và các kỹ thuật tưới nhỏ giọt tiên tiến nhất để tiết kiệm nước và chi phí.
Nhờ có công nghệ tưới nhỏ giọt của người Israel và TQ, họ đã làm cho vùng đất hoang ở Tân Cương ngày càng trở phì nhiêu hơn
Vậy họ đang trồng gì trên mảnh đất mới này?
Cà chua, ớt, dưa hấu, nho và bông. Tất cả chúng đều có thể bán giá cao hơn lúa mì.
Vì có khí hậu nhiều nắng, gió và lạnh về đêm của Tân Cương, các sản phẩm của họ thường ngon ngọt hơn, nhờ đó có thể bán giá cao hơn.
Trên thực tế, năng suất nông nghiệp ở Tân Cương cao hơn cả nhu cầu của thị trường nội địa. Thay vì để “thị trường tự do” tự điều tiết, có thể làm giảm giá thành và gây thiệt hại cho người nông dân Ngô Nhĩ, XPCC, là 1 doanh nghiệp nhà nước, đã đẩy mạnh bán các sản phẩm đó ra thế giới với giá cao hơn và tới nhiều quốc gia hơn.
Vậy nếu các nước không muốn mua các sản phẩm đó thì sao?
XPCC dựa vào quyền lực (superpower) của TQ để ép các nước phải tiêu thụ các sản phẩm đó trên các điều khoản mà họ không thể từ chối. Chiến thuật này học chính từ mô hình nông nghiệp của nước Mỹ. Đó chính là điều mà nước Mỹ vẫn đang làm. Đó chính là định nghĩa của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Mỗi khi ông Tập đến thăm 1 quốc gia, ông cũng có trách nhiệm bán hàng cho quốc gia đó bằng cách ký các hiệp định thương mại.
Nếu bạn không tin, chúng ta sẽ đến xem địa điểm tiếp theo
Địa điểm 6: Bayingol, Tân Cương 42°18’36.1″N 86°36’15.4″E
Khoảng đất gì mà lại có màu đỏ ở giữa sa mạc thế nhỉ?
Zoom lên ta sẽ thấy đó là đất “cà chua” – hàng tỷ quả cà chua, bạn có thể hình dung ra quy mô của nó.
Lần tới, khi bạn ăn mỳ Ý, bánh mỳ kebab, hay đang chấm tương cà Heinz, rất có thể là bạn đang ăn cà chua từ Tân Cương. Có thể chúng ko đến trực tiếp với bạn, chúng có thể đi qua 1 nước thứ 3 và thay đổi nhãn hiệu, giống như với mật ong.
TQ sản xuất ra 56.3 triệu tấn cà chua mỗi năm và thống trị 1/3 lượng xuất khẩu cà chua toàn thế giới. Trong đó trên 14 triệu tấn là từ Tân Cương. Bạn có thể xác minh điều đó qua bảng top 10 công ty sản xuất tương cà trên thế giới. Tiêu biểu:
· COFCO Group (China) 2nd
· Xinjiang Chalkis Co. Ltd (China) 3rd
· Fuyuan Agriculture Products Limited (China) 6th
· Heinz (United States) 7th
· Xinjiang Tianye Co., Ltd. (China) 15th
Các công ty này ít nhiều đều là nhà phân phối lại từ XPCC và chính phủ TQ. Qua các công ty này, phần lớn lợi nhuận quay trở lại với người nông dân Tân Cương. Và mới đây nhất, TQ đã cố gắng bán cà chua của Tân Cương tới Đông Âu thông qua “một vành đai, một con đường”. Và sau chuyến thăm Italy mới đây của ông Tập vào tháng 3, không thể biết được Italy có quan tâm tới cà chua của Tân Cương hay không. Truyền thông của phương Tây sẽ không cho bạn biết đâu.
Ngoài cà chua và ớt thì Trung Quốc còn trồng nho, 19,1% tổng sản lượng toàn cầu. Nho Tân Cương cũng là một trong những loại ngon nhất, nhưng việc làm rượu nho thì Trung Quốc vẫn còn quá kém.
Cuối cùng, chúng ta sẽ nói về các nông sản chính là lúa gạo, bắp và lúa mì. Những thực phẩm cực kỳ quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta và đối với các động vật như lợn, gà và các loại động vật sản xuất thịt và sữa.
Dưới đây là bảng so sánh top 4 sản xuất lương thực trên thế giới:
Đất canh tác: TQ (1086) Ấn (1579) EU (1091) US (1631) đơn vị 1000km2
Gạo: TQ (208.1) Ấn (169.5) EU (3.1) US (9.2) đơn vị triệu tấn
Lúa mì: TQ (134.3) Ấn (98.5) EU (150.2) US (47.3) đơn vị triệu tấn
Ngô: TQ (57.3) Ấn (26.0) EU (60.9) US (366.2) đơn vị triệu tấn
Rõ ràng là Trung Quốc đứng đầu. Tuy nhiên với 1,4 tỷ dân thì sản lượng này “vừa đủ” nhưng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn “ăn no” mà Trung Quốc đề ra so với các nước Âu Mỹ.
Gần đây sản lượng của Trung Quốc vẫn chưa thể theo kịp tiêu chuẩn của Âu Mỹ vì đất nông nghiệp đang dần chuyển mục đích sang đất công nghiệp.
Nguồn: Quora