Hiện nay Ngành SX&CT Trái cây Việt Nam đã được thế giới bên ngoài đồng thuận mở cửa theo các hiệp định thương mại , bang giao, .. đây chính là cơ hội lớn để khẳng định vị thế Nông nghiệp nước ta, nhưng cũng có rất nhiều thách thức để Ngành tồn tại và phát triển .
Vùng canh tác đặc sản chuyên canh
Một thực tế theo kiểu truyền thống trước đây của Ta, vùng nào trồng nhiều thì cho phép, khuyến khích xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý ... rất duy ý chí, thậm chí còn không thể thương mại hóa với thị trường trong nước thì nói gì đến gỏ chuông xứ người, Hoặc tên chủng loài trái cây đặc sản như Xoài cát Hòa lộc, Vú sữa Vĩnh kim, Quýt tiều Lai vung... thì giống đã được trồng rải rác khắp nơi, nhưng vẫn cứ được gọi tên bằng thương hiệu ấy, rất bát nháo và không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và lợi ích của Người nông dân vùng canh tác đặc sản.
![]()
Hiện nay việc hội nhập, giao thương đã bắt đầu rộng mở... các nhà nhập khẩu quốc tế đều có yêu cầu về truy xuất nguồn gốc , và sau này sẽ còn có tem mác trên từng sản phẩm thu hoạch tại chổ... Do nhu cầu tương lai sẽ thay đổi, Ta cũng cần tuân thủ để đáp ứng thị trường chứ không thể chạy theo phong trào như kiểu xưa nữa .
Rồi đây lĩnh vực thương mại (cầu nối giữa thị trường và người canh tác) cũng sẽ có những chuyển biến tích cực. Sẽ không còn kiểu thương lái kinh doanh hớt váng chăm chăm vào lợi ích của riêng mình, bỏ mặt người canh tác tự bơi, bởi những hợp đồng thu mua xuất khẩu hoặc tiêu thụ vào vụ mùa đều phải được ký trước. Đồng thời những công ty kinh doanh thông minh, sẽ luôn hỗ trợ kỷ thuật đồng hành cùng nhà nông để tạo ra những sản phẩm trái cây có chất lượng tốt nhất có thể.
• Thứ nhất: Về tính cạnh tranh; vùng phù hợp, thích nghi sẽ có năng suất cao và chất lượng tốt hơn hẳn (không lạm dụng kích thích tăng trưởng vì sẽ dễ bị thị trường tương lai đào thải).
![]()
• Thứ 2: Tên tuổi thương hiệu trái cây đặc sản Việt chắc chắn sẽ còn vươn xa ra thế giới trong tương lai gần, đó chính là cái lợi thế mà ta không thể tự mình đánh mất, khi không minh bạch.
• Thứ 3: Xây dựng mới, hoặc trẻ hóa vùng canh tác trái cây đặc sản với các giải pháp khoa học khả thi cho tương lai 15 - 20 năm sau (tuổi thọ bình quân của các chủng loài cây ăn trái lâu năm)
![]()
• Thứ 4: Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ, Kỹ thuật, Sinh học trong SX&CT, với các giải pháp dễ dàng ứng dụng, có độ phủ rộng, đồng nhất cho toàn vùng.
![]()
• Thứ 5: Định hướng canh tác hữu cơ, Globalgap cho vùng đặc sản thông qua Chuỗi SX Nông nghiệp bền vững TNC
• Thứ 6: Bao bì thương hiệu, đóng gói tại địa phương cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để ngăn chặn hàng gian, hàng giả, hàng dạt kém chất lượng ... giữ uy tín, tôn trọng thị trường và cũng để bảo vệ lợi ích cho vùng canh tác đặc sản.
![]()
• Thứ 7: Công bố kích cỡ chuẩn của chủng trái cây đặc sản, song song với việc hỗ trợ kỷ thuật mỏng trái, bao trái ...đạt hiệu quả cao nhất cho người canh tác.
![]()
• Thứ 8: Triển khai lĩnh vực chế biến để xử lý hàng thứ cấp hổ trợ vùng canh tác, nói không với hàng thứ cấp cung ứng trong thị trường.
![]()
Song song việc quy hoạch, nâng cấp vùng đặc sản cây ăn trái hiện hữu, Ta cũng cần khám phá, nghiên cứu, xây dựng những vùng canh tác chủng cây ăn trái đặc sản có mãi lực cao trên thị trường xuất khẩu để tiếp nối thời vụ dựa vào cao độ vùng đất, hoặc gốc ghép tương thích nghịch mùa.
(Tác giả: Dũng Nguyễn)
Link FB: https://www.facebook.com/groups/736999986694938/permalink/812170575844545/
Biến pháp cho ngành Nông nghiệp cây ăn trái Việt Nam (phần 2)
Biến pháp cho ngành Nông nghiệp cây ăn trái Việt Nam (phần 2)