• Thảo luận mới
  • Diễn đàn
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Kỹ thuật trồng trọt
  • Du lịch nông nghiệp
  • Khu vườn của bạn
  • Nhà nông khởi nghiệp
  • Khoa học Nông nghiệp
  • Vật tư nông nghiệp
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Nông Sản
  • Rau Củ Quả
  • Lâm Sản
Quên mật khẩu?
Đăng nhập bằng Facebook
  • Thảo luận mới
  • Diễn đàn
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
    Thêm...

    Mục tìm hữu ích

    • Thảo luận mới
Chuyện Làm Nông
  • Menu
  • Thảo luận mới
  • Diễn đàn
  • Kỹ thuật
    chăn nuôi
    1. Gia súc
    2. Gia cầm
    3. Thuỷ sản
    4. Bò sát
    5. Động vật hoang dã
    6. Sinh vật cảnh
  • Kỹ thuật
    trồng trọt
    1. Cây ăn trái
    2. Cây lương thực
    3. Cây lâm nghiệp
  • Du lịch
    nông nghiệp
    1. Điểm đến hấp dẫn
    2. Tour đồng quê
  • Khu vườn
    của bạn
    1. Vườn nhà ai
    2. Vườn trong phố
  • Nhà nông
    khởi nghiệp
    1. Dự án
    2. Hỗ trợ
    3. Thông tin thời tiết
    4. Thông tin thị trường
  • Khoa học
    Nông nghiệp
    1. Kỹ sư chân đất
    2. Nông nghiệp thế giới
  • Vật tư
    nông nghiệp
    1. Máy móc nông cụ
    2. Chế phẩm phụ trợ
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Nông Sản
    1. thread_prefix_22
  • Rau Củ
    Quả
  • Lâm Sản
  • Menu
Chuyện Làm Nông
Trang nhất Khoa học Nông nghiệp

Nông dân đánh giá hiệu quả máy bay phun thuốc sau 1 vụ áp dụng

Làm Nông đã đăng 17/2/19.

Nông dân đánh giá hiệu quả máy bay phun thuốc sau 1 vụ áp dụng

Nông dân đánh giá hiệu quả máy bay phun thuốc sau 1 vụ áp dụng

Làm Nông Làm Nông

Chia sẻ

Tweet
Facebook
  1. Làm Nông

    Làm Nông Thành viên

    Tham gia:
    12/6/18
    Bài viết:
    49
    Được thích:
    23
    Hiệu quả về tiết kiệm vật tư, thời gian…chi phí tổng thể thì có, nhưng ổn định, các sự cố phát sinh rơi rớt khá nhiều làm ngưng trệ công việc, nên cân nhắc kỹ việc đầu tư thiết bị.

    Như chia sẻ với các bạn ở bài viết trước, lần này về Đồng Tháp dịp bà con đang thu hoạch, mình có hỏi lại thông tin xem hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ bay phun thuốc thay cho việc phương pháp phun đeo bình truyền thống.

    Theo đánh giá của những hộ nông dân đã thuê dịch vụ bay phun của công ty Quản Nông Xanh cho vụ vừa rồi là ổn, tuy năng suất vụ này có giảm do nhiều yếu tố nhưng xét riêng ở khâu phòng trừ sâu bệnh mà việc phun tưới phụ trách thì đã đạt yêu cầu với những đánh giá cụ thể như sau:

    Thach.JPG
    Anh Nguyễn Thạch - một trong những nông dân sử dụng dịch vụ phun thuốc bằng máy bay trong vụ mùa vừa rồi.

    1 – Tiết kiệm


    - Vật tư – thuốc sâu, bệnh

    Theo thông báo của nhà sản xuất máy bay và công ty vận hành, phun tưới bằng máy bay sẽ đảm bảo giảm khoảng 30% lượng thuốc cần phun trên diện tích xác định. Trên thực tế vận hành, khi xác định diện tích và tính toán mức thuốc mà bà con nông dân đã phun trong những vụ trước đó bằng bình đeo thông thường thì kỹ thuật vận hành máy bay và chủ ruộng đã thống nhất cắt giảm 30% lượng thuốc cần phun (có chủ ruộng chủ động thử cắt giảm 50%). Tức là chủ ruộng chỉ đưa và pha 70% số thuốc và hiệu quả diệt trừ vẫn đạt. Hiệu quả này được bà con đánh giá trực tiếp ngay sau phun 1 – 2 ngày và kết quả tổng kết cuối vụ.

    - Thời gian phun

    Nếu tính theo mức phun thông thường 10 bình 25 lít cho 1ha (10.000m2), một nhân công phun trung bình đạt 50 – 60 bình/ngày, tương đương với diện tích đạt được khoảng 5 – 6ha, và chủ ruộng cũng mất chừng đó thời gian để theo dõi việc phun trong ngày. Trong khi công suất trung bình mà đội bay thực hiện được khoảng 20 – 25ha/ngày (15 phút/bình/ha) thì chủ ruộng chỉ mất thời gian khoảng 2 – 3 tiếng để theo dõi việc bay phun. Việc này thực ra hãng sản xuất đã dự liệu và cho phép chủ ruộng có thể quản lý từ xa thông qua tài khoản truy cập báo cáo diện tích bay phun ghi nhận theo thời gian thực từ máy bay. Như vậy nhìn chung thì có tiết kiệm thêm thời gian giám sát phun tưới của nông dân, rảnh rang làm việc khác.
    Ndan.jpg

    - Không dẫm dạp hư hao lúa

    Theo tính toán của nhiều nông dân, việc phun bình máy đeo người sẽ bị thất thoát khoảng 10 – 15kg lúa/1000m2 do đường lội chân trực tiếp (không thể tránh khói). Nhất là những lần phun cuối khi lúa đã nặng hạt, chân lội đạp ngã sẽ không thể đứng lên đường và khi cắt, lưỡi máy gặt không thể cắt được phần này.
    Loidap.jpg
    Những đường lội của người đeo bình phun - ảnh do anh Thạch cung cấp


    Bên cạnh đó là phần lúa ở các mép giáp ranh giữa các đường lội phun sẽ bị cháy và lép (do liều lượng phun quá nặng nên ở những chỗ bị chồng ranh lượng thuốc phun lên sẽ gấp đôi) làm cây lúa bị cháy nóng do thuốc, những chỗ lúa này cũng không thể cho thu hoạch.
    luachay.jpg
    Phần lúa bị cháy do lượng thuốc bị chồng ở mép các đường lội phun bình đeo - Ảnh do anh Thạch cung cấp

    2 – Hiệu quả chung là…ổn

    Theo tính toán của các chủ ruộng, việc phun thuốc sâu, bệnh bằng máy bay cơ bản là ổn, ngoài những ưu điểm có thể tính được như tiết kiệm nhân công, vật tư, thời gian…thì hiệu quả tổng thể khi so ngang giữa giá thành thuê bay phun từ 200.000 – 250.000/ha (giá phun cho lúa mà công ty Quản Nông Xanh công bố vụ vừa rồi) với giá thuê đeo bình phun 15.000 – 20.000/bình 25l (1ha trung bình 10 bình) thì giá thuê bay có cao hơn chút, nhưng nếu cộng với 30% lượng thuốc tiết kiệm; lượng lúa bị hao hụt và thời gian bỏ ra (chưa kể các vấn đề gian lận trong việc thuê người phun như nhiều nông dân đã phản ánh là bị lấy bớt thuốc, bỏ thuốc, dùi lỗ béc phun lớn cho nhanh hết bình…) thì việc phun bằng máy bay mang lại hiệu quả về mặt kinh tế khá nhiều.

    Xem Nông dân đánh giá việc phun thuốc bằng máy bay


    3 – Độ bền, ổn định trong vận hành – nên cân nhắc khi đầu tư


    Hợp tác xã Đức Huệ (xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) là đơn vị liên doanh đầu tư và triển khai phun bằng máy bay trên diện tích hơn 100ha trong vụ vừa qua tại 2 xã Mỹ Quý và Mỹ Đông bằng dòng máy MG-1S RTK của hãng DJI. Theo đó việc vận hành và đảm bảo kỹ thuật do phía Công ty Quản Nông Xanh đảm nhiệm. Sau một thời gian vận hành bay phun, theo đánh giá của anh em kỹ thuật (phi công và kỹ thuật sửa chữa) thì thiết bị này chưa thực sự ổn định về phần cứng và phần mềm với các lỗi thường gặp như cảm biến nhận diện vật thể, lỗi bộ định vị (sai số về độ chính xác khi xác định vật thể né tránh đâm va); lỗi pin (một số do điều kiện dòng điện thiếu ổn định, một số do bản thân pin)

    Máy bay phun tưới phục vụ nông nghiệp với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết cũng như điều kiện bảo quản (các thông số chống chịu thường được công bố trong điều kiện lý tưởng của phòng thí nghiệm), trong khi điều kiện vận hành thực tế có những mức độ lớn hơn nên thông số công bố thường không chính xác.

    Theo thông tin từ nông dân trực tiếp sử dụng dịch vụ và phía công ty, trong suốt thời gian vận hành cũng đã khá nhiều lần máy bay bị đâm va rơi do những lỗi kể trên bên cạnh những lỗi chủ quan từ phía người vận hành.

    Sua.jpg
    Những hỏng hóc lớn phải được đưa về trung tâm kỹ thuật của công ty

    Phần lớn trong số các vụ rơi đều được anh em kỹ thuật khắc phục tại chỗ, một số lỗi về pin, các phần mềm điều khiển, vi xử lý trung tâm thì phải gửi về nhà sản xuất để khắc phục. Điều này cho thấy cần phải lưu ý việc xử lý sự cố trong quá trình vận hành nếu bà con nào có nhu cầu đầu tư vì với công suất 20 – 30ha/ngày và một máy bay thông thường sẽ đảm nhiệm 250 – 300ha cho một vụ mùa thì việc các hỏng hóc làm gián đoạn việc phun tưới sẽ gây hậu quả lớn về kế hoạch phòng trừ dịch hại, nhất là những lúc cao điểm dịch bệnh bùng phát nếu các đơn vị cung cấp thiết bị hoặc dịch vụ phun tưới không có giải pháp cụ thể cũng như sự chủ động trong vấn đề cung cấp linh kiện, nhân sự sửa chữa… sau khi bán hàng.

    Chủ đầu tư và kỹ thuật vận hành đánh giá thiết bị


    4 – Tổng kết

    Về cơ bản, việc ứng dụng công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay là xu hướng tất yếu, nông dân các nước như Thái Lan, Philipine, Trung Quốc, Nhật Bản… đã sử dụng rất nhiều. Trong bối cảnh thiếu hụt nhân công phun (nhiều người bỏ nghề vì công việc này đòi hỏi phải tiếp xúc hóa chất độc hại và các hậu quả đang diễn ra) và những ưu điểm của việc phun bằng máy bay thì việc ứng dụng rộng rãi thiết bị này sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.

    Tuy nhiên, theo mình trong giai đoạn mở đầu chuyển tiếp này còn khá nhiều vấn đề cần lưu ý dù thuê dịch vụ bay phun hay mua máy về tự vận hành. Nhất là các vấn đề sau bán hàng như bảo hành bảo trì, việc bảo trì có tức thời hay không, nếu cứ phải gửi về tổng công ty ở Hà Nội hay Sài Gòn hoặc nặng hơn phải gửi qua tận hãng sản xuất thì chắc chắc việc phun tưới sẽ bị ách tắc (mà cái này không mấy doanh nghiệp VN làm được). Một vấn đề nữa là bản thân thiết bị, dù gì thì đây cũng là những thiết bị mới, nhà sản xuất mới cho ra và các hãng phân phối mới đưa về Việt Nam và khá nhiều chủng loại, đời máy. Nên việc mua thiết bị có chăng nên lưạ chọn những thiết bị phù hợp với địa hình bay phun (lúa khác hoa màu, khác cây công nghiệp cà phê, điều, cao su…) và khả năng tài chính của mình, cùng với đó là những vấn đề về sửa chữa, linh kiện, phương thức có khó tìm, khó thay hay không, có sự hỗ trợ nào từ nhà phân phối hay hãng trong các trường hợp hỏng hóc, sự cố…tránh làm gián đoạn đến hoạt động bay phun thực tế.

    Làm Nông

    Bài nổi bật
    Quy trình - phương thức trồng lúa không dùng phân, thuốc hóa học của Võ Văn Tiếng
    Thực tế máy bay phun thuốc tại Đồng Tháp
     

    File đính kèm:

    • Rot.jpg
      Rot.jpg
      File size:
      1,3 MB
      Xem:
      324
    • Thach2.jpg
      Thach2.jpg
      File size:
      483 KB
      Xem:
      83
    • thu.jpg
      thu.jpg
      File size:
      418,3 KB
      Xem:
      85
    • 1DM42547.jpg
      1DM42547.jpg
      File size:
      2,3 MB
      Xem:
      2.192

    Chia sẻ

    Tweet
    Facebook

    Tin cùng chuyên mục

    • "Tại sao nên để cỏ"
    • Dùng tro bảo quản cà chua đến 5-6 tháng giúp nông dân đổi đời
    • Lá ngón: Độc cỡ nào và làm sao cứu?
    • Lợi ích thiết thực từ hệ thống tưới phun sương cảnh quan
    • Tanzania, nơi chuối là cây chủ công để phát triển kinh tế nông nghiệp
    • Kỹ sư chân đất TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
    #1 Làm Nông, 17/2/19
    Sửa lần cuối bởi mod: 18/2/19
    Từ khoá:
    • công nghệ
    • drone
    • máy bay
    • nông dân
    • phun thuốc
    • phun tưới
    • sâu bệnh
    • sự cố
    • vận hành
    thanhit và Phú Khuynh thích nội dung này.
(Bạn phải đăng nhập hay đăng ký tài khoản để đăng bài ở đây)
Hiện nội dung bỏ qua
Draft saved Draft deleted
  • Đăng nhập bằng Facebook
  • Quên mật khẩu?
Đăng ký/Tạo bài viết

Cộng đồng

  • Trồng Gừng
    0 chủ đề mới
  • Măng Tây
    0 chủ đề mới
  • Mãng Cầu Na
    0 chủ đề mới
  • Bưởi Da Xanh
    0 chủ đề mới
  • Lợn Rừng
    0 chủ đề mới
  • Xem tất cả
  • Chuyện Làm Nông

    Quan tâm nhiều

    •  
      Quy trình trồng lúa hữu cơ không dùng phân, thuốc hóa học của Võ Văn Tiếng
      17/12/18   6.327 lượt xem   4 trả lời
    •  
      Trung Quốc đã làm gì để nuôi hơn 1 tỷ dân? Nhập khẩu hay tự sản xuất bền vững? (P1)
      12/4/19   6.066 lượt xem   0 trả lời
    •  
      Những chú ý khi mua máy xới đất mini và máy đa năng cỡ lớn
      10/5/18   4.660 lượt xem   1 trả lời
    •  
      Nhãn Hương Chi Đắk Lắk: Ít bệnh, dễ làm trái, năng suất từ 40-50kg/cây
      29/2/20   3.170 lượt xem   2 trả lời
    •  
      Thực tế máy bay phun thuốc tại Đồng Tháp
      7/1/19   3.104 lượt xem   7 trả lời

    Các chuyên mục

    Kỹ thuật trồng trọt
    46
    Nhà nông khởi nghiệp
    27
    Kỹ thuật chăn nuôi
    26
    Khoa học Nông nghiệp
    26
    Khu vườn của bạn
    14
    Vật tư nông nghiệp
    10
    Nông Sản
    8
    Du lịch nông nghiệp
    7
    Rau Củ Quả
    5
    Lâm Sản
    2
    Hỗ trợ kỹ thuật
    1

    Trang liên kết

    Toggle Width
    • Trang chủ
    • Liên hệ với Chúng tôi
    • Giúp đỡ
    • Điều khoản & Quy định
    • Privacy Policy
    • Lên đầu
    • TRANG CHỦ
    • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Kỹ thuật trồng trọt
    Like để cập nhật thông tin từ Diễn đàn
    Chuyện Làm Nông
    Diễn đàn Kết nối - Chia sẻ - Thảo luận - Tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
    Nội quy diễn đàn - Hướng dẫn sử dụng
    Email:
    Quản trị:
    Phản hồi:
    Forum software by XenForo™ © 2010-2018 XenForo Ltd.
    Theme designed by ThemeHouse.
    Chuyện Làm Nông
    Trang nhất Khoa học Nông nghiệp