• Thảo luận mới
  • Diễn đàn
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Kỹ thuật trồng trọt
  • Du lịch nông nghiệp
  • Khu vườn của bạn
  • Nhà nông khởi nghiệp
  • Khoa học Nông nghiệp
  • Vật tư nông nghiệp
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Nông Sản
  • Rau Củ Quả
  • Lâm Sản
Quên mật khẩu?
Đăng nhập bằng Facebook
  • Thảo luận mới
  • Diễn đàn
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
    Thêm...

    Mục tìm hữu ích

    • Thảo luận mới
Chuyện Làm Nông
  • Menu
  • Thảo luận mới
  • Diễn đàn
  • Kỹ thuật
    chăn nuôi
    1. Gia súc
    2. Gia cầm
    3. Thuỷ sản
    4. Bò sát
    5. Động vật hoang dã
    6. Sinh vật cảnh
  • Kỹ thuật
    trồng trọt
    1. Cây ăn trái
    2. Cây lương thực
    3. Cây lâm nghiệp
  • Du lịch
    nông nghiệp
    1. thread_prefix_16
    2. thread_prefix_17
  • Khu vườn
    của bạn
    1. Vườn nhà ai
    2. Vườn trong phố
  • Nhà nông
    khởi nghiệp
    1. Dự án Liên Kết Nông Hộ - HTX
    2. Công Nghệ Quản Lý SX
    3. thread_prefix_12
    4. Thông Tin Thị Trường
  • Khoa học
    Nông nghiệp
    1. Kỹ sư chân đất
    2. Nông nghiệp thế giới
  • Vật tư
    nông nghiệp
    1. Máy móc nông cụ
    2. Vật Tư - Chế Phẩm
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Nông Sản
    1. thread_prefix_22
  • Rau Củ
    Quả
  • Lâm Sản
  • Menu
Chuyện Làm Nông
Trang nhất KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG Kỹ thuật trồng trọt

Tuyến trùng là gì? Tại sao phải có phương pháp diệt trừ tận gốc

Làm Nông đã đăng 14/10/19.

Tuyến trùng là gì? Tại sao phải có phương pháp diệt trừ tận gốc

Tuyến trùng là gì? Tại sao phải có phương pháp diệt trừ tận gốc

Làm Nông Làm Nông

Chia sẻ

Tweet
Facebook
  1. Làm Nông

    Làm Nông Thành viên

    Tham gia:
    12/6/18
    Bài viết:
    31
    Được thích:
    16
    Hiện nay, tuyến trùng phát sinh và gây hại đến rất nhiều diện tích cây trồng từ các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái như ổi, na, cho đến cây rau củ như cà chua, cà rốt…Đặc biệt đối với hồ tiêu thời gian vừa qua đã chứng kiến hang loạt diện tích hồ tiêu bị xóa sổ do tuyến trùng cùng các loại dịch hại khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều nông dân còn bỡ ngỡ và lúng túng với việc phòng trừ loài dịch hại này, bởi trước đây họ chưa hề để ý đến vì chúng không mấy khi gây hại cây trồng. Đơn giản là trước đây loại dịch hại này chưa có cơ hội bùng phát vì môi trường canh tác được cân bằng - ức chế các loại vi sinh vật gây hại. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng gây hại cây và cách phòng trừ hiệu quả.
    1. Tuyến trùng là gì?

    Là dạng động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Tuyền trùng rất đa dạng về thành phần loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi.

    Tuyến trùng trong nông nghiệp chia làm hai loại: Tuyến trùng có lợi (các loại giun, vi sinh ức chế, hỗ trợ phân giải) và tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật)

    2. Đặc điểm

    Do kích thước chỉ từ 0,5-2mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát chúng thông qua kính hiển vi.
    Tuyentrung1.jpg
    Cách thức gây hại: Chúng sống trong các mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoạt tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và chết.

    Tuyến trùng tồn tại và sinh trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ ẩm đất trồng, số, lượng rễ cây, kết cấu đất, độ PH và oxy trong đất…

    Chúng không thể tồn tại trong đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài Meloidofyne). Nếu rễ cây phát triển mạnh thì tuyến trùng có mật độ cao và ngược lại, đất cá kết cấu sét nhiều thì tỷ lệ tuyến trùng lớn hơn đất cát, đất có độ PH thấp (đất chua) mật độ tuyến trùng nhiều…

    3. Hình thức ký sinh gây hại

    Nội ký sinh: bao gốm những tuyến trùng chui vào rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ. hình thức này làm cho các tế bèo rễ trương phình (thường thấy ở cổ rễ Hồ tiêu), gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.

    Ngoại ký sinh: Tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất và nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút và rễ nhưng không chui vào bên trong rễ. Nhóm tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng (rễ non, rễ tơ của cây bị thối nhũng).

    Bán nội ký sinh: Tuyến trùng chui một phần cơ thể (phần đầu) vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở bên ngoài môi trường đất gây ra nốt sần cho rễ cây.
    tuyến-trùng.png
    4. Dấu hiệu nhận biết

    Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ phận rễ của cây trồng, một số biểu hiện ban đầu của cây như sau: Cây kém phát triển, héo úa, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.

    Chúng thường không gây ra chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, còi cọc. Và những triệu chứng cũng không xuất hiện đồng đều trên toàn vườn do mật độ phân bổ tuyến trùng không đều.

    Không những thế, chúng còn tạo ra các vết thương khác nhau trên rễ cây, gián tiếp “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dể dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn thậm chí là truyền vi rút gây hại cho cây. Có thể nói rằng tuyến trùng là nền tảng dẫn đến các loại bệnh hại khác trên cây theo nguyên lý cây yếu – hệ miễn dịch/sức đề kháng của cây không có dẫn đến không thể kháng lại các loại bệnh hại khác.
    tuyentrung.jpg
    5. Biện pháp phòng trừ

    Áp dụng biên pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống sạch bệnh, giá thể làm bầy cây cần xử lý đảm bảo không có mầm bệnh.

    Không dọn sạch hết cỏ trong vườn nhằm phân tán, giảm bớt lực lượng của tuyến trùng tấn công vào cây trồng “mục tiêu”. Sau khi cỏ cao thì cắt bớt phần ngọn bỏ tại vườn để giữ ẩm cho đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất. Đây là một thành phần quan trọng trong môi trường canh tác vì mỗi vùng đất sẽ phát triển những loại cỏ “bản địa” khác nhau, mỗi loại cỏ đã được thích nghi, mang trong mình những loại vi sinh, hoạt chất mang tính đối kháng để tiêu diệt các loại nấm bệnh, vi sinh có hại và tạo môi trường cho các loại nấm, vi sinh vật có lợi phát triển. Đây cũng là “lực lượng” giúp cân bằng độ PH trong đất, gián tiếp chuyển hóa các loại dinh dưỡng thành các thành phần mà cây trồng có thể hấp thu. (Xem phân tích về vai trò của cỏ dại trong việc cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát hệ vi sinh vật, độ PH…trong canh tác hữu cơ)

    Tiêu hủy những cây bị bệnh nhất là bộ rễ cần phải được dọn sạch bằng cách đốt bỏ hoặc bỏ vôi.
    Tuyentrung2.jpg
    6. Biện pháp canh tác

    Tăng cường bổ sung phân hữu cơ được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma có tác dụng đối khác với tuyền trùng và nấm bệnh.

    Dung các loại cây có tính kháng tuyến trùng có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng như: Các loại cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ…

    Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

    Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (đạm, lân, kali) để thúc cây lớn nhanh mà bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng…

    Kiểm tra PH định kỳ bằng giấy quỳ tím, nhất là với cây ăn quả để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua (đây là loại cây có mật độ tuyến trùng nhiều).

    Làm Nông tổng hợp
     

    File đính kèm:

    • Tuyentrung3.jpg
      Tuyentrung3.jpg
      File size:
      105,8 KB
      Xem:
      1.133

    Chia sẻ

    Tweet
    Facebook

    Tin cùng chuyên mục

    • Trồng Nha đam - Chi phí đầu tư - Giá/thị trường & Thu nhập
    • Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng Nha đam xuất khẩu
    • Nhận biết cành giống chiết đạt chuẩn, thời điểm lấy giống nhãn Hương Chi
    • Cách trồng cây rau cải ngọt quanh năm
    • Kỹ thuật gieo trồng dưa lê ngọt
    • Kỹ thuật trồng, Làm trái & Thu hoạch nhãn Hương Chi
    #1 Làm Nông, 14/10/19
    Từ khoá:
    • cây trồng
    • chích hút
    • cỏ dại
    • diệt trừ
    • dinh dưỡng
    • gây hại
    • hữu cơ
    • ký sinh
    • môi trường
    • nốt sần
    • phòng trừ
    • thối nhũng
    • tuyến trùng
    • vi sinh vật
    Phú Khuynh thích nội dung này.
(Bạn phải đăng nhập hay đăng ký tài khoản để đăng bài ở đây)
Hiện nội dung bỏ qua
Draft saved Draft deleted
  • Đăng nhập bằng Facebook
  • Quên mật khẩu?
Đăng ký/Tạo bài viết

Cộng đồng

  • Trồng Gừng
    0 chủ đề mới
  • Măng Tây
    0 chủ đề mới
  • Mãng Cầu Na
    0 chủ đề mới
  • Bưởi Da Xanh
    0 chủ đề mới
  • Lợn Rừng
    0 chủ đề mới
  • Xem tất cả
  • Chuyện Làm Nông

    Quan tâm nhiều

    •  
      Quy trình trồng lúa hữu cơ không dùng phân, thuốc hóa học của Võ Văn Tiếng
      17/12/18   6.327 lượt xem   4 trả lời
    •  
      Những chú ý khi mua máy xới đất mini và máy đa năng cỡ lớn
      10/5/18   4.660 lượt xem   1 trả lời
    •  
      Nhãn Hương Chi Đắk Lắk: Ít bệnh, dễ làm trái, năng suất từ 40-50kg/cây
      29/2/20   3.170 lượt xem   2 trả lời
    •  
      Thực tế máy bay phun thuốc tại Đồng Tháp
      7/1/19   3.104 lượt xem   7 trả lời
    •  
      Hướng dẫn cụ thể cách trồng và chăm sóc cây ớt cảnh
      8/5/18   2.847 lượt xem   0 trả lời

    Các chuyên mục

    Kỹ thuật trồng trọt
    46
    Kỹ thuật chăn nuôi
    26
    Khu vườn của bạn
    14
    Máy Móc - Nông Cụ
    11
    Du lịch nông nghiệp
    7
    Dự án Liên kết Nông hộ - HTX
    1

    Trang liên kết

    Toggle Width
    • Trang chủ
    • Liên hệ với Chúng tôi
    • Giúp đỡ
    • Điều khoản & Quy định
    • Privacy Policy
    • Lên đầu
    • TRANG CHỦ
    • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Kỹ thuật trồng trọt
    Like để cập nhật thông tin từ Diễn đàn
    Chuyện Làm Nông
    Diễn đàn Kết nối - Chia sẻ - Thảo luận - Tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
    Nội quy diễn đàn - Hướng dẫn sử dụng
    Email:
    Quản trị:
    Phản hồi:
    Forum software by XenForo™ © 2010-2018 XenForo Ltd.
    Theme designed by ThemeHouse.
    Chuyện Làm Nông
    Trang nhất KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG Kỹ thuật trồng trọt