Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài đạt hiệu quả cao

Xoài là loại cây trồng phổ biến ở nước ta bởi giá trị kinh tế cao và sử dụng làm bóng mát, cây cảnh…để cấy xoài cho năng suất cao, chất lượng tốt bà con cần nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài hiệu quả, năng suất.

I. Khái quát về cây xoài

1. Tổng quan

Xoài là loại cây ăn trái được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon của nó. Cây xoài có nguồn gốc từ khu vực Ấn Độ. Ở nước ta cây xoài được trồng phổ biến khắp cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sống Cửu Long…
Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae. Cây có tán rộng và có thể cao hơn 10 – 15m, rễ cây ăn sâu xuống đất. Cây xoài bắt đầu cho trái sau khi trồng khoảng 6 – 7 năm (xoài nhân giống bằng hạt) và 3 – 4 năm (xoài tháp).

Xoài phù hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng phù hợp nhất là đất pha cát, đất thịt pha cát, mực nước ngầm từ 2 – 2,5m. Một điều thú vị của cây xoài chính là nếu trồng ở những nơi đất cằn cỗi cây sẽ cho năng suất cao hơn là trồng ở những vùng đất tốt, bởi những khu vực đất tốt chủ yếu giúp cây phát triển xanh tốt, nhưng năng suất lại thấp.

Xoài là cây ăn trái nhiệt đới nên có thể chịu hạn, chịu được nhiệt cao khoảng 40 – 450C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cây xoài phát triển là trong khoảng 23 – 280C. Tuy vậy để cây xoài phát triển cân đối, cho năng sất cao thì bà con cũng cần cung cấp đủ lượng nước tưới cho cây.

Xoài là loại cây ăn trái phổ biến được trồng hầu hết tại các tỉnh thành miền Trung và miền Nam nước ta

2. Các giống xoài phổ biến ở nước ta

Hiện tại ở nước ta có hơn 100 giống xoài khác nhau, tuy nhiên không phải tất cả các giống xoài đều cho năng suất và lợi nhuận, chỉ một số giống phổ biến: xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Khiu-xa-wơi…. Là được bà con nhà nông trồng nhiều trên khắp cả nước.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

1. Kỹ thuật nhân giống xoài

Bà con có thể nhân giống cây xoài theo nhiều cách khác nhau: nhân giống bằng hạt, chiết cành, ghép cành, giầm cành….

  • Phương pháp gieo hạt

Đây là phương pháp nhân giống xoài khá phổ biển ở nước ta. Khi chọn hạt xoài giống bà con cần lưu ý chọn hạt ở những giống cây tốt, cây đang trong thời kỳ sung sức. Quả để chọn làm giống là những quả không bị sâu hại, nấm bệnh, không bị dị biến.

Các giống xoài ở nước ta thường là giống đa phôi nên khi nhân giống bằng phương pháp gieo hạt cây con vẫn có thể giữ nguyên những đặc tính vượt trội ở cây mẹ, cây xoài được nhân giống bằng phương pháp này có khả năng chống chịu tốt hơn và lâu bị cỗi, tàn hơn xoài ghép.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý một số nhược điểm khi nhân giống bằng phương phương pháp này: cây lâu cho trái, thông thường xoài nhân giống bằng hạt phải từ 6 – 7 tuổi mới bắt đầu cho thu hoạch, chính vì thế không phù hợp cho việc trồng thương mại.

Bà con sau khi thu hoạch xoài giống tách thịt quả ra khỏi hạt rồi phơi hạt giống trong bóng râm để lớp vỏ hạt ráo nước. Sau đó loại bỏ lớp vỏ cứng ở bên ngoài hạt giống rồi đem ra vườn ươm giống.

Bà con cần lưu ý hạt xoài giống sau khi hái nếu để càng lâu thì khả năng nảy mầm của hạt càng kém, vì thế bà con cần đem hạt giống gieo ngay sau khi tách lớp vỏ cứng.

Hạt xoài cần được vùi trong đất tơi xốp khoảng 5cm, khoảng cách giữa các hạt giống là 15cm. Hạt xoài có hình dẹt và hơi con nên khi đặt hạt giống bà cần cần để nghiêng, phần cong ở bụng hạt xoài cho xuống phía dưới. Như thế khi hạt giống nảy mầm cây giống sẽ mọc thẳng không bị nghiêng.

Sau khi hạt giống nảy mầm bà con cần tách sớm những mầm cây yếu ớt, những cây hữu tính (vì một hạt xoài giống có thể mọc 3 – 5 mầm). Khi cây con được khoảng 4 lá xanh thì bà con bứng cây qua liếp giâm hoặc bầu đất. Sau khoảng 2 tháng là bà con có thể đưa vào hố trồng mới.

  • Phương pháp ghép

Một số phương pháp ghép ở trên cây xoài: ghép chữ T, ghép cửa sổ, ghép áp, ghép nêm cối, ghép chẻ bên, ghép dưới vỏ… tuy nhiên phương pháp ghép áp và ghép mắt là 2 phương pháp phổ biến, được nhiều bà con nhà vườn áp dụng nhất.

Bà con chọn gốc ghép là những gốc từ giống xoài của địa phương vì những gốc ghép này có khả năng thích ứng cao. Để giữ được đồ đồng đều trong vườn ươm bà con nên dùng gốc ghép ở nhóm đa phôi.

Thời vụ thích hợp để ghép xoài thường vào vụ xuân ( từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) hoặc vụ thu (từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch) lúc này khí hậu mát mẻ thuận lợi cho cây phát triển.

Để việc ghép xoài thuận lợi bà con nên chuẩn bị dầy đủ dụng cụ: dao ghép, băng keo hặc dây nilong, cành ghép. Yêu cầu của cành ghép: là cành bánh tẻ, có từ 2 – 3 đợt lộc, dài khoảng 35 – 40cm, có kích thước bằng với kích thước của gốc ghép. Cành ghép là cành sạch sâu bệnh, không bị dị tật.

  • Ghép áp: Ưu điểm của phương pháp này là tỉ lệ sống cao, cây phát triển nhanh, khỏe. Tuy nhiên việc làm này yêu cầu sự tỉ mỉ, chi phí cao hơn các phương pháp ghép khác và tốn công hơn nhất là việc đưa cây con vào sát với vị trí ghép ở trên cây mẹ.

Cách thực hiện ghép tháp như sau: Tại vị trí ghép bà con dùng dao sắc cắt 1 lát dài 5 – 6cm trên gốc ghép lẫn cành ghép. Sau đó đặt cành ghép vào gốc ghép và dùng dây nilong quấn lại. Để tránh nước mưa thấm vào gây thối chỗ ghép, bà con nên sử dụng sáp hoặc nến bôi xung quanh chỗ quấn nilong. Khoảng 2 – 4 tháng sau khi ghép, lúc các vết ghép đã dính liền với nhau bà con có thể cắt rời khỏi cây mẹ.

  • Ghép mắt: Cách ghép này cũng tương tự với cách ghép chữ T, cửa sổ.

Cách thực hiện như sau: Sau khi chọn được mắt ghép bà con tiến hành cắt bỏ lá trên mắt ghép, giữ nguyên phần cuống, 2 tuần sau khi cắt bỏ lá, ở phần nách đã có dấu hiệu mọc chồi thì bà con cắt cả cành xuống để lấy mắt ghép. Kỹ thuật ghép mắt ở cây xoài cũng tương tự như kỹ thuật ghép mắt cở cây cam, bưởi.

Các phương pháp nhân giống xoài đóng vai trò quan trọng đến chất lượng cây giống cũng như giảm chi phí trong canh tác Nguồn:giongcayanqua.edu.vn

  • Một số điểm càn lưu ý khi bà con ghép xoài:

+ Các vết ghép cần được phủ kín bằng dây nilong để hạn chế thoát hơi nước cũng như hạn chế sự xâm nhập của nước mưa và nấm bệnh từ bên ngoài.

+ Bà con thường xuyên thăm vườn để điều chỉnh độ ẩm phù hợp cho chồi ghép. Cần tỉa hết những chồi mọc ra từ gốc ghép.

+ Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây, phát hiện sớm sâu bệnh hại để sớm có biện pháp xử lý đảm bảo tỉ lệ sống cho chồi ghép.

2. Kỹ thuật trồng mới cây xoài

Cây xoài có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Bởi thời tiết lúc này phù hợp cho cây xoài phát triển, đâm chồi, tỷ lệ sống của cây con cao.

Trước khi trồng bà con cần lên liếp, đào hố, tiến hành bón lót 2kg/hố phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 3 đặc biệt. Hố trồng thường có kích thước 60 – 60 – 60cm. Ở các vùng đất thấp thì bà con nên trồng trên liếp để hạn chế việc ngập úng. Liếp thường có đường kính khoảng 90 – 100cm, cao khoảng 50 – 60cm.

Về mật độ trồng, thông thường tùy thuộc vào giống xoài, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở từng vùng để quyết định mật độ trồng phù hợp. Vì xoài là cây có tán rộng nên bà con nên trồng khoảng 70 -200 cây/ha ( Tuy nhiên nếu trồng mật độ cao thì sau này bà con cần phải chặt bỏ, tỉa cành thường xuyên)

3. Kỹ thuật bón phân cho cây xoài.

Kỹ thuật bón phân đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất, chất lượng của cây xoài.
Bà con nên lựa chọn dòng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để bón cho cây, bởi dòng phân bón này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất,tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển tự nhiên.

Việc sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong thời gian dài và thường xuyên sẽ giúp bà con sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ. Từ đó tăng năng suất, chất lượng, giá trị của quả xoài, giúp cây xoài phát triển bền vững.

Bón lót: 2kg/hố
Cây con: 1 năm tuổi – 1kg/gốc
2 năm tuổi – 2kg/gốc
Thời kỳ làm bông: 5kg/gốc
Thời kỳ cho trái: 5kg/gốc
Sau thu hoạch: 5kg/gốc
Sau mỗi lần bón cần tưới đẫm nước.

* Khi bón phân cho cây xoài bà con cần lưu ý một số điểm sau:
– Cần cân đối lượng bón, tức là bà con phải xem xét tỉnh hình thời tiết, thổ nhưỡng, giai đoạn phát triển của cây để có thể điều chỉnh lượng bón sao cho phù hợp với cây. Chẳng hạn ở khu vực thổ nhưỡng tốt thì bà con có thể giảm lượng bón hoặc ở những nơi đất màu mỡ, khô cằn thì cần tăng lượng phân bón để bỏ sung dinh dưỡng cho cây.

– Bà con nên thăm vườn thường xuyên, không nên năm này bón loại phân này năm sau bón phân khác.

– Nếu gặp tình trạng rớt giá thì bà con không nên theo phòng trào chặt bỏ hoặc bỏ vườn không chăm sóc như vậy bà con sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt lúc giá thương phẩm của xoài đang giảm là thời điểm bà con nên tích cực chăm vườn để chuẩn bị tiềm lực mùa sau cây sẽ cho năng suất hơn.

– Trên một số giống xoài thường có hiện tượng nứt trái khi trái gần chín, nên bà con cần phải thăm vườn thường xuyên phái hiện sớm để có biện pháp xử lý.

4. Kỹ thuật tạo tán, tỉa cành

Việc tỉa cành, tạo tán cho cây xoài là rất cần thiết để xoài cho năng sất cao, tạo độ thông thoáng cho vườn giúp cây quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tán cho cây giúp cây phát triển đều.

Dụng cụ để tỉa cành, tạo tán cho cây xoài thường sử dụng: kéo cắt cành, kìm bấm trên cao, cưa cầm tay…

Ở cây xoài bà con có thể chia làm 2 giai đoạn chính để tỉa cành, tạo tán cho cây: giai đoạn cây con, giai đoạn cây mang trái.

  • Ở giai đoạn cây con:

Xoài ở giai đoạn cây con thường có tốc độ phát triển rất nhanh, nên ở giai đoạn này việc tỉa cành tạo tán cho cây là rất quan trọng. Việc tạo một tán cây tốt trong giai đoạn này sẽ giúp cây cho năng suất, chất lượng trái cao hơn, hạn chế được sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt công đoạn chăm sóc sau này giúp bà con thực hiệnđơn giản hơn.

Bà con thường xuyên thăm vườn, khi xoài phát triển được 1m thì tiến hành cắt đọt. Bà con dùng kéo cắt khoảng 20 – 30cm đọt ( nên để mỗi cây cao khoảng 70 – 80cm).

Bà con cần lưu ý vị trí cắt chồi để có thể tạo được cho cây bộ khung khỏe. Bà con cần lưu ý nếu cắt ngọn ở trên vòng chồi thì cây sẽ phát triển nhiều nhánh, chính vì thế bà con cần loại bỏ bớt chỉ để lại 3 – 4 nhánh. Ngoài ra các nhánh mọc ở vòm chồi rất dễ bị gãy đổ khi gặp mưa lơn, nên bà con cần loại bỏ.

Sau khi cắt đọt lần 1, các nhánh phát triển khoảng được 1m thì bà con tiếp tục bấm đọt lần 2, mỗi nhánh như vậy tiếp tục cho ra 3 nhánh thứ cấp.

Ngoài việc bấm đọt thì bà con cũng nên loại bỏ bớt các cành nhánh mọc ở bên dưới, mọc xiên hay mọc trong tán cây, cành bị sâu bệnh tấn công.

  • Ở giai đoạn cây mang trái: có 2 thời điểm quan trọng cần tỉa cành tạo tán cho cây: sau khi thu hoạch trái và trước khi trổ bông.

+ Thời điểm sau thu hoạch: việc tỉa cành cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bà con cần tỉa các cành ở dưới thấp, cành sâu bệnh, cành mọc bên trong tán, cành mọc xiên, tỉa những nơi cành mọc quá dày. Việc tỉa cành sẽ giúp bà con dễ dàng chăm sóc vườn xoài của mình hơn.

+ Thời điểm trước khi trổ bông: Trong giai đoạn này bà con cần phải hết sức lưu ý khi tỉa cành. Bởi đây là giai đoạn cây chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng sang giai đoạn sinh thực nên cây rất “nhạy cảm”. Nếu bà con tiến hành tỉa cành sớm sẽ kép dài giai đoạn sinh dưỡng, còn tỉa cành trễ sẽ khiến năng suất giảm.

Vì vậy thời điểm tỉa cành thích hợp chính là khi cây đã đâm tược xong chuẩn bị nhú mầm bông là bà con có thể thực hiện.

Bà con loại bỏ cành mọc sát mặt đất vì những cành này thường cho trái kém chất lượng, tỉa các cành bị sâu bệnh hại tấn công, cành không có khả năng cho trái, tỉa các cành nhỏ ở bên trong để tạo độ thông thoáng cho tán cây, cắt bỏ các cành suy dinh dưỡng.

III. Kỹ thuật chăm sóc để cây xoài ra hoa đậu trái theo ý muốn

Ưu điểm của việc kích thích cho xoài ra hoa trái theo ý muốn chính là giúp bà con nhà nông bán được giá cao, tăng thu nhập. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất khi bà con kích thích ra bông trái vụ chính là các tác động bất thường của thời tiết, sâu bệnh hại nhiều, khiến năng suất, chất lượng trái có thể bị giảm.

1. Bón phân

  • Lần 1: Sau khi thu hoạch trái bà con cần bón 5kg phân bón để giúp cây mau phục hồi sức. Kết hợp tỉa cành tạo tán cho cây, cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành bị che khuất, cành nằm bên dưới, các cành giao tán, cành khô.
  • Lần 2: Vào khoảng tháng 5 – 6 dương lịch, bà con bón 3kg/hố phân bón để kích thích cây ra rễ mới và đọt non.

2. Kích thích ra hoa

Sau khi đã thu hoạch, bà con nên cho cây nghỉ khoảng 1,5 – 2 tháng để hồi sức sau đó mới tiến hành kích thích cho cây ra bông.

Việc kích thích ra hoa đối với xoài non thì cây phải ra được 2-3 lần đọt non thì mới có thể ra bông. Còn đối với xoài già thì chỉ cần ra đọt non một đợt là có thể ra bông.

IV. Sâu bệnh hại trên cây xoài

* Một số bệnh hại thường xuất hiện trên cây xoài:

1. Bệnh thán thư:

Bệnh thán thư trên cây xoài thường do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên. Bệnh có thể gây hại trên lá, hoa, trái của cây xoài.

Ở trên lá bệnh thường gây hại ở lá non, bà con có thể nhận thấy ở trên lá có những lỗ nhỏ bằng mũi kim có màu sẫm rồi phát triển lớn có hình không xác định thường có hình bầu dục, hình tròn… có màu đen. Bệnh phát triển trên diện rộng khiến lá cây bị hỏng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây.

Ở trên hoa bệnh xuất hiện khiến hoa bị rụng, bông chuyển thành màu đen. Làm giảm năng suất của cây.

Ở trên trái bệnh xuất hiện từ khi trái còn nhỏ cho đến lúc thu hoạch làm làm giảm chất lượng, ngoại hình của trái, trái bị chai sượn, thậm chí thối rụng….

2. Bệnh phấn trắng

Bệnh do nấm Oidium mangiferae gây ra, bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm hay có sương vào buổi tối.

Dấu hiệu hiệu để nhận biết cây bị bệnh tấn công chính là ở trên lá xoài non, trái non… có lớp phấn màu trắng. Lúc đầu bệnh xuất hiện ở trên hoa sau đó lây qua lá, cuống lá, trái non, cành.

Lá bị nhiễm bệnh sẽ bị giảm khả năng quang hợp, hoa nhiễm bệnh có thể bị rụng, khi đậu trái trái dễ bị méo mó, biến dạng, không đẹp. Trái bị nấm trắng tấn công sẽ méo, dị dạng, màu sắc không bắt mắt, màu nhạt, khô tría và rụng làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.

3. Bệnh khô đọt, thối trái

Do nấm Diplodia natalensis gây nên, bệnh xuất hiện nhiều vào màu mưa, khi thời tiết nóng ẩm. Triệu chứng của bệnh trên nhánh là những đốm sậm màu rồi lan qua các đọt non, cuống lá có màu nâu. Trên trái bệnh thường tấn công vào giai đoạn thu hoạch, vết thối lây lan rất nhanh nếu gặp thời tiết nóng ẩm, khiến giá trị thương phẩm bị giảm.

4. Xỉ mủ trái, xỉ mủ thân

Ở trên trái thường xuất hiện các vết màu nâu, đen xung quanh có quầng màu vàng, các vết này sau đó sẽ liên kết lại với nhau tạo thành các mảng sần sùi. Bệnh khiến trái bị thối, rụng dễ bị ruồi, giòi tân công.

Ở trên thân bệnh khiến thân cây bị xì mủ, nếu nặng bệnh có thể gây thối rễ, gãy cành, lá rụng thậm chí gây chết cây.

5. Sâu đục trái, ruồi đục trái

Sâu đục trái gây hại ở mọi giai đoạn của trái. Sâu non thường gây hại bằng cách xâm nhập vào cuống trái rồi xâm nhập vào bên trong trái và gây hại, sâu khiến trái bị thối, rụng.

Ruồi đục trái đẻ trứng vào vỏ trái, đặc biệt là ở những trái xoài gần chín, sau một thời gian ấu trùng ruồi nở ra xâm nhập vào bên trong trái xoài và gây hại khiến trái bị thôi, rụng.

6. Sâu cắn lá

Sâu thường xuất hiện ở các vườn ơm cây con hặc các chồi cây, lá non. Sâu cắn phá hoại lá làm giảm khả năng phát triển của cây.

7. Sâu đục thân, đục cành

Sâu thường gây hại bằng cách đẻ trứng vào các vết thương của cây, ở xung quanh gốc cây hoặc ở những nơi vỏ bong ra ở trên cây già.

Ấu trùng thường ăn ở lớp dưới của vỏ, sau đó hoá thành nhộng trong bao kén và nằm bên trong lớp vỏ cây. Sâu gây hại tạo môi trường thuận lợi cho các nấm bệnh xâm nhận, khiến cành, thân cây dễ bị gãy đổ, thậm chí chết cây.

V. Thu hoạch xoài

Bà con nên thu hoạch vào thời điểm thời tiết khô ráo, mát mẻ, sau khi thu hoạch cần xử lý phân loại xoài. Nếu vận chuyển đi xa thì cần được đóng gói cẩn thận. Sau khi thu hoạch xong cần cắt tỉa, vệ sinh vườn và tiếp tục chăm sóc chây chuẩn bị cho mùa sau.

Khuyến Nông

quantriquantri

Bình luận

Tạo bài viết